Khoai tây (danh pháp hai phần: Solanum tuberosum), thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi – xếp sau lúa, lúa mì và ngô[1]. Lưu trữ khoai tây dài ngày đòi hỏi bảo quản trong điều kiện lạnh.
Loài khoai tây hoang dã mọc trên khắp châu Mỹ, từ Hoa Kỳ cho tới miền nam Chile.[2] Người ta từng cho rằng khoai tây đã được thuần hóa độc lập tại nhiều địa điểm,[3] nhưng sau đó thử nghiệm di truyền học trên nhiều giống cây trồng và các loại khoai tây hoang dã đã chứng tỏ có một nguồn gốc duy nhất của khoai tây là ở khu vực miền nam Peru và cực tây bắc Bolivia ngày nay. Nơi con người đã thuần hóa được khoai tây từ 7 đến 10 nghìn năm trước. Sau nhiều thế kỷ chọn lọc và nhân giống, hiện nay đã có hơn một ngàn loại khoai tây khác nhau. Hơn 99% các loài khoai tây được trồng hiện nay trên toàn cầu có nguồn gốc từ nhiều giống khác nhau ở vùng đất thấp trung-nam Chile, các giống này đã được di dời từ các cao nguyên Andes.
Sau cuộc chinh phục Đế chế Inca của Tây Ban Nha, người Tây Ban Nha giới du nhập khoai tây vào châu Âu trong nửa cuối thế kỷ XVI. Sau đó nó được vận tải chủ yếu bằng đường biển ra các vùng lãnh thổ và hải cảng trên toàn thế giới. Khoai tây bị người nông dân châu Âu chậm chấp nhận do họ không tin tưởng. Để rồi sau đó nó trở thành một cây lương thực quan trọng và là cây trồng đóng vai trò làm bùng nổ dân số châu lục này trong thế kỷ XIX. Tuy nhiên, ban đầu khoai tây thiếu đa dạng di truyền, do có rất hạn chế số lượng giống cây được giới thiệu, nó còn là cây trồng dễ bị bệnh. Năm 1845, một căn bệnh thực vật gọi là bệnh rụng lá gây ra bởi nấm oomycete infestans Phytophthora, lây lan nhanh chóng thông qua các cộng đồng nghèo ở miền tây Aien, dẫn đến mùa màng thất bát và xảy ra nạn đói. Hàng ngàn giống cây vẫ còn tồn tại ở vùng Andes, nơi mà 100 giống khoai tây khác nhau có thể tìm thấy, nhiều giống được lưu trồng bởi những hộ nông dân.
Chế độ ăn uống hàng năm của một công dân tính trung bình toàn cầu trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI bao gồm khoảng 33 kg khoai tây. Nó vẫn là cây trồng chủ lực của châu Âu (đặc biệt là phía đông và trung tâm châu Âu), nơi sản xuất khoai tây bình quân đầu người lớn nhất, nhưng việc mở rộng trồng trọt khoai tây diễn ra mạnh mẽ nhất tại Nam Á và Đông Á trong vài thập kỷ qua. Trung Quốc hiện là nước sản xuất khoai tây lớn nhất Thế giới, gần 1/3 sản lượng khoai tây Thế giới được thu hoạch ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Khoai tây củ to loại 1 organic farm
56,000₫
Khoai tây (danh pháp hai phần: Solanum tuberosum), thuộc họ Cà (Solanaceae). Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới và là loại cây trồng phổ biến thứ tư về mặt sản lượng tươi – xếp sau lúa, lúa mì và ngô[1]. Lưu trữ khoai tây dài ngày đòi hỏi bảo quản trong điều kiện lạnh.
1 đánh giá cho Khoai tây củ to loại 1 organic farm
Thêm đánh giá Hủy
Sản phẩm tương tự
Nông sản thuần hữu cơ
1. Thành phần chính: Chuối (thường là chuối sứ, chuối xiêm hoặc chuối cau chín vừa) Dầu ăn (dùng để chiên giòn chuối) Đường hoặc mật ong (tùy chọn, giúp tạo độ ngọt và bóng đẹp) Muối (tạo vị hài hòa, cân bằng độ ngọt) Bơ hoặc vani (tùy chọn, tăng hương thơm) 2. Quy...
Nông sản thuần hữu cơ
- Ngăn chặn và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, tốt cho hệ tiêu hóa
- Kháng viêm, hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp
- Hỗ trợ điều trị ung thư
- Giải độc gan; Chống virus viêm gan C, B
- Phòng chống các bệnh ngoài da như: vảy nến, lupus ban đỏ, mụn,…
- Phòng chống các bệnh liên quan đến hệ thần kinh như: parkinson, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, đau đầu,…
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Đối với làn da, curcumin có tác dụng ức chế sắc tố melanin gây sạm da, tàn nhang, điều hòa lượng dầu nhờn trên da, chống lão hóa. Giúp đem lại cho bạn làn da trắng hồng mịn màng. Khi được dùng trực tiếp trên da, curcumin còn giúp làm liền các vết sẹo, loại bỏ các vết thâm do mụn để lại.
Nông sản thuần hữu cơ
Thơm (dứa) sấy là món ăn vặt tự nhiên, được làm từ thơm tươi cắt lát và sấy khô ở nhiệt độ thấp để giữ hương vị đặc trưng. Có hai loại chính: thơm sấy dẻo mềm, chua ngọt tự nhiên, và thơm sấy giòn xốp nhẹ, giòn rụm. Thành phần gồm thơm tươi, có thể thêm đường, muối hoặc chanh để cân bằng vị. Sản phẩm giàu vitamin C, giúp tăng đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa và là món ăn vặt lành mạnh, tiện lợi. 🍍✨
Nông sản thuần hữu cơ
- Cải thiện tiêu hóa
- Chống viêm
- Hỗ trợ hô hấp
- bán theo Kg
Nông sản thuần hữu cơ
1. Thành phần chính: Xoài xanh (chọn xoài keo, xoài tượng hoặc xoài có độ chua nhẹ) Muối hạt hoặc muối tôm Đường (tăng độ hài hòa giữa vị chua và cay) Ớt bột hoặc ớt tươi băm nhuyễn (tạo vị cay đặc trưng) Bột ngọt (tùy chọn, giúp cân bằng vị) 2. Cách chế...
Nông sản thuần hữu cơ
1. Đặc điểm: Mít Thái sấy loại A là loại mít được chọn lọc từ những múi mít to, vàng đậm, có độ chín vừa phải. Sau khi tách hạt, múi mít được cắt thành miếng vừa ăn rồi đem sấy khô bằng công nghệ sấy giòn hoặc sấy dẻo tùy nhu cầu. Loại A...
Nông sản thuần hữu cơ
1. Thành phần chính: Xoài chín tự nhiên (thường là xoài keo, xoài cát hoặc xoài tượng chín) Đường (tùy chọn, để tăng vị ngọt) Chanh hoặc muối (giúp giữ màu đẹp, cân bằng vị) Chất bảo quản tự nhiên (nếu có, thường là vitamin C hoặc muối chanh để giữ độ tươi) 2. Quy...
Nông sản thuần hữu cơ
Cà phê là một thức uống phổ biến toàn cầu, được chế biến từ hạt của cây cà phê. Hạt cà phê thường được rang để tạo ra hương vị đặc trưng, từ đắng đến ngọt. Cà phê có nhiều loại, bao gồm espresso, cappuccino, và latte, mỗi loại mang đến trải nghiệm khác nhau. Với hàm lượng caffeine cao, cà phê giúp tăng cường năng lượng và sự tỉnh táo. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất chống oxi hóa và có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Cà phê không chỉ là đồ uống mà còn là một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia.
ninhbinhweb –
Sản phẩm giá rẻ và chất lượng tuyệt vời!